THI CÔNG SƠN EPOXY CÁCH ẨM

Thi công Sơn epoxy cách ẩm cho khu vực ẩm thấp là biện pháp sơn công nghiệp đòi hỏi cao về kỹ thuật, mới có thể tạo ra một công trình đạt chất lượng cao

Tìm hiểu thêm về sơn Epoxy cách ẩm ? Sơn epoxy được xem là loại sơn công nghiệp thường được sử dụng cho những công trình lớn giúp mang lại nhiều ưu điểm tuyệt vời. Sàn thi công sơn epoxy sẽ có khả năng chịu lực tốt, chống ẩm, chống trơn trượt tốt, an toàn đi lại, đồng thời tạo một không gian làm việc chuyên nghiệp hơn. Nguyên nhân cần thi công sơn Epoxy cách ẩm ?

THI CÔNG SƠN EPOXY CÁCH ẨM

- Nguyên nhân gây ẩm cho sàn bê tông: Khi thi công đổ sàn bê tông không lót lớp ni lon cách ẩm Nền đất ẩm thấp, ngập nước Khi độ ẩm trong đất nền cao sẽ có khả năng xảy ra hiện tượng phồng rộp, tróc vỡ lớp sơn do hơi nước trong bê tông gây nên. Khi độ dày lớp bê tông vào khoảng 150mm và không có mạch nước, nguồn cung cấp nước nào từ môi trường xung quanh, thì độ ẩm bề mặt bê tông sau khi đổ khoảng 4 tuần sẽ ở mức dưới 5%. Khi độ dày lớn hơn 150mm thì cần có thời gian khô dài hơn. Trước khi thi công sơn sàn, cần đo độ ẩm bề mặt bê tông (sử dụng máy đo Kett HI-500 hoặc HI-520) và chọn phương pháp thi công thích hợp. 

III. QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY CÁCH ẨM

Bước 1: Kiểm tra độ ẩm

+ Bê tông còn mới phài được bảo dưỡng 28 ngày và phải được kiểm tra độ ẩm trước khi thanh toán

+ Kiểm tra độ ẩm bằng máy đo độ ẩm, sàn bê tông có độ ẩm nhỏ hơn 10% đạt chuẩn epoxy. Nếu độ ẩm lớn hơn 10% cần có các bước xử lý phù hợp từng nền sàn

THI CÔNG SƠN EPOXY CÁCH ẨM

Bước 2: Xử lý bê mặt sàn bê tông

+ Đối với sàn cũ, dọn dẹp các vật có trên sàn. Đối với sàn epoxy cũ cần mài bỏ lớp sơn cũ. Phải kiểm tra thật kỹ chất lượng sàn bê tông để có cách tạo nhámm, sàn bê tông đạt chuẩn thì tạo nhám bằng cách bắn bi tạo nhám, còn bề mặt bê tông bị yếu thì phải xử lý bằng cách khác:

+ Dùng máy mài bê tông kết hợp máy hút bụi công nghiệp tạo nhám bề mặt sàn

+ Tiến hành trám trét các lỗ hổng, các khuyết điểm sàn. Các đường nứt bê tông hoặc các vi trí hư hỏng cần được xử lý bằng lớp vữa epoxy vệ sinh thật sạch trước khi sơn lớp lót. 

Bước 3: Phủ toàn bộ bề mặt sàn bằng vật liệu epoxy chống ẩm Sử dụng vật liệu epoxy chống ẩm 2 thành phần chuyên dụng tiến hành trám trét lại toàn bộ bề mặt sàn. Đây là nhân tố cơ bản để sơn sàn của bạn không bị phồng rộp khi gặp độ ẩm. Thông thường bạn phải để chiều dày của lớp bao phủ này đạt 1mm mới có thể khiến sàn chịu được ẩm và bảo vệ lớp sơn của bạn mới sơn lên.

Bước 4 : Thi công sơn lớp lót Epoxy

+ Có thể dùng máy phun sơn hoặc rulo để lăn sơn

+ Pha 2 thành phần sơn theo tỷ lệ định mức, khuyến cáo trên bao bì

+ Thi công sơn lót có công dụng như keo dán giữa lớp sơn phủ và nền sàn tạo độ bám dính cao giúp màng sơn bám sát vào mặt sàn và không bị bong tróc.

Bước 5 : Thi công sơn phủ Epoxy hoàn thiện

+ Chỉ thi công sau lớp sơn lót đã khô

+ Thi công sơn phủ epoxy hoàn thiện hệ lăn

+ Thông thường đối với phương pháp thi công hệ lăn các nhà thầu sử dụng 2- 3 lớp sơn phủ để đảm bào sàn dày, đẹp .

+ Tiến hành trộn sơn epoxy theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất, khuấy đều. + Dùng rulo nhúng vào hỗn hợp sơn đã pha, lăn đều trên bề mặt sàn.

Lưu ý khi thi công sơn epoxy cách ẩm : Đậy nắp kín thùng sơn, để nơi khô mát, sơn đã pha trộn với chất đông rắn phải sử dụng trong thời gian quy định. Nên thi công ở nơi thoáng khí, tránh xa nguồn lửa . Tránh tiếp xúc trực tiếp với da, mắt, sử dụng trang bị bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang kính. Khi pha 2 thành phần sơn với nhau ta quậy thật kỹ, và trong vòng 2 tiếng phải sử dụng cho hết không sơn sẽ bị đóng cứng không sử dụng được.

THI CÔNG SƠN EPOXY CÁCH ẨM

Quý khách có nhu cầu về thi công sơn Epoxy cách ẩm hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi để nhận được sự tư vấn và sử dụng dịch vụ thi công tốt nhất cho công trình của quý khách.

Từ khóa:

thi cong son cach am, son san epoxy gia re